ESG Elevate – Tư Vấn & Hoạch Định Bản Đồ ESG Chiến Lược Cho Doanh Nghiệp
ESG Elevate là hạng mục khởi đầu trong chuỗi giải pháp của M2M ESG – nơi doanh nghiệp được đánh giá toàn diện hiện trạng, xác lập tầm nhìn 3–5 năm, và thiết kế kế hoạch hành động ESG tích hợp với chiến lược kinh doanh cốt lõi.
🔍 Đánh giá hiện trạng thực tế của Doanh nghiệp
Đội ngũ chuyên gia của M2M ESG sẽ phân tích toàn diện về mức độ sẵn sàng và thực tiễn ESG hiện tại của doanh nghiệp dựa trên tiêu chuẩn quốc tế (GRI, SDGs, SASB…). Bao gồm: kiểm tra hệ thống vận hành, chính sách nội bộ, dữ liệu môi trường – xã hội – quản trị, và mức độ tuân thủ pháp lý.
Kết quả là một bức tranh “chân thực” giúp doanh nghiệp nhìn rõ khoảng cách giữa hiện trạng và mục tiêu ESG cần đạt.
🎯 Xác lập chiến lược và mục tiêu dài hạn 3–5 năm
M2M ESG sẽ cùng doanh nghiệp định hướng chiến lược ESG gắn liền với mô hình kinh doanh và định vị thương hiệu. Đồng thời thiết lập các mục tiêu cụ thể theo từng trụ cột E – S – G, với tầm nhìn phát triển bền vững, tiếp cận tài chính xanh và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Từ đó, doanh nghiệp có “la bàn” rõ ràng để dẫn dắt hành động ESG một cách có hệ thống.
📅 Xây dựng kế hoạch hành động ESG hàng năm
M2M ESG sẽ thiết kế lộ trình triển khai ESG chi tiết cho doanh nghiệp theo từng năm, bao gồm:
Danh mục nội dung thực thi cụ thể
Ước lượng ngân sách và nguồn lực cần thiết
Bộ chỉ số đo lường hiệu quả theo chuẩn quốc tế
Phân công vai trò – trách nhiệm các bộ phận liên quan
Giúp ESG không còn là khái niệm lớn, mà trở thành kế hoạch hành động thực tế – có thể theo dõi, đánh giá và tối ưu.
Lý do doanh nghiệp cần khởi động ESG bằng ESG Elevate của M2M?
Trong bối cảnh ESG trở thành điều kiện bắt buộc trong chuỗi cung ứng và tiếp cận vốn, doanh nghiệp cần một đối tác không chỉ tư vấn, mà còn hiểu ngành – hiểu vận hành – hiểu mục tiêu tăng trưởng.
M2M ESG mang đến giải pháp chiến lược toàn diện, được thiết kế riêng cho từng doanh nghiệp – giúp ESG không chỉ đúng, mà còn tạo ra tác động thực tế và giá trị dài hạn.
Chúng ta không chỉ "biết làm" ESG, mà biết "làm đúng, làm đủ và làm có chiến lược"
Bước 1: Khảo sát & Đánh giá hiện trạng ESG
Thu thập dữ liệu vận hành, chính sách nội bộ, thực tiễn quản trị – môi trường – xã hội
Phân tích mức độ sẵn sàng theo chuẩn GRI, SDGs, SASB…
Xác định các “khoảng trống” và rủi ro ESG doanh nghiệp đang đối mặt
Bước 2: Tư vấn tầm nhìn & Chiến lược ESG dài hạn (3–5 năm)
Xác lập định hướng ESG phù hợp với ngành, mô hình kinh doanh và mục tiêu thương hiệu
Xây dựng khung chiến lược ESG tích hợp: từ mục tiêu dài hạn đến ưu tiên ngắn hạn
Kết nối chiến lược ESG với mục tiêu gọi vốn, xuất khẩu, đổi mới vận hành…
Bước 3: Thiết kế bản đồ hành động ESG hàng năm
Xây dựng kế hoạch ESG theo từng năm: nội dung – ngân sách – nguồn lực – KPI
Phân bổ trách nhiệm theo từng phòng ban, thiết lập cơ chế quản trị ESG
Đề xuất các sáng kiến ưu tiên có thể triển khai ngay trong năm đầu
Bước 4: Chuyển giao bản đồ chiến lược & huấn luyện nội bộ
Trình bày bản đồ ESG dạng trực quan – dễ ứng dụng và theo dõi
Tổ chức workshop nội bộ: huấn luyện lãnh đạo & đội ngũ thực thi
Đề xuất công cụ quản lý ESG và khuyến nghị truyền thông bước đầu
Vì sao doanh nghiệp nên lập chiến lược xây dựng ESG đầu tiên, thay vì thực hiện ESG theo trào lưu.
“Triển khai một chiến lược ESG mạnh mẽ, dài hạn cho phép các công ty xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách lồng ghép các nguyên tắc ESG vào các chiến lược kinh doanh cốt lõi của họ. Với các chiến lược ESG dài hạn, doanh nghiệp còn có thể đạt được các lợi ích về hiệu suất tài chính.
Ví dụ: nghiên cứu của Morgan Stanley cho thấy các quỹ cổ phiếu bền vững hoạt động tốt hơn các quỹ truyền thống, nhấn mạnh khả năng phục hồi của các công ty có khuôn khổ ESG mạnh mẽ trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Ngoài ra, các công ty này có thể được tiếp cận vốn tốt hơn từ các nhà đầu tư ngày càng ưa chuộng các công ty có hiệu suất ESG mạnh mẽ.